BÀI GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH- BỘ MÔN PIANO

BÀI GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÔN PIANO ( KHOA ÂM NHẠC- ĐẠI HỌC NTT)

1/ Chương trình đào tạo

Ngành Piano là một ngành học trực thuộc khoa Âm Nhạc – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành với mục tiêu đào tạo Cử nhân Âm nhạc chuyên ngành biểu diễn Piano với thời gian tập trung hiệu quả.

Trường đại học Nguyễn Tất Thành theo quan điểm lấy người học làm trung tâm, từ đó nêu ra triết lý giáo dục là “Thực học – Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp”. Chính mục tiêu đó đã dẫn đến chương trình học được thiết kế vừa mang tính hàn lâm, học thuật trên cơ sở đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp với nền tảng âm nhạc được đúc kết lâu đời, vừa được bổ sung thêm các kiến thức và kỹ năng thực hành các thể loại âm nhạc đương đại

Học đi đôi với hành. Thực hành chiếm đến 80% trong các môn học ngành Piano. Đào tạo môn chuyên ngành – Piano – được tổ chức lớp cá nhân: mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 1 tiết học trong đó Giảng viên trực tiếp hướng dẫn cho riêng từng sinh viên, cứ như thế cho đến suốt mỗi học kỳ. Đây là tiêu chuẩn đào tạo chuyên nghiệp hiện được áp dụng tại Nhạc viện Tp.HCM cũng như các trường đại học quốc tế! Đó cũng là một điểm son của Khoa Âm nhạc – Điện ảnh.

Sinh viên được trang bị một cách tổng quát và chuyên sâu các kiến thức liên quan như Ký xướng âm, Hòa âm, Lịch sử âm nhạc thế giới, Lịch sử âm nhạc Việt Nam. Âm nhạc truyền thống Việt Nam, Hợp xướng, Phân tích tác phẩm,…Bộ môn thực hành hòa tấu thính phòng, Thị tấu, Đệm hát, sử dụng các phần mềm viết nhạc, Sản xuất âm nhạc (Sequencing), Sư phạm âm nhac…

Bên cạnh Trung tâm Âm nhạc Art Star trực thuộc Khoa Âm nhạc – Điện ảnh, hiện Khoa còn có sự liên kết chặt chẽ với các trung tâm âm nhạc, trung tâm biểu diễn nghệ thuật… đây chính là các môi trường để sinh viên có thể thực hành kỹ năng biểu diễn, kỹ năng sư phạm.

2/ Đội ngũ giảng viên:

Giảng viên của các môn âm nhạc của Khoa âm nhạc – Điện ảnh trường đại học Nguyễn Tất Thành được đào tạo trong các môi trường Âm nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam như Học viện âm nhạc Quốc Gia, Nhạc viện Tp HCM. Phần lớn các giảng viên âm nhạc của khoa cũng hiện đang tham gia công tác giảng dạy tại Nhạc viện Tp.HCM, các nghệ sỹ biểu diễn tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Tp.HCM ; ngoài ra khoa còn có các giảng viên được đào tạo và công tác ở các môi trường quốc tế như Nhạc viện Tchaikovsky, The Benjamin T. Rome School of Music, Drama, and Art thuộc Đại học Công giáo Hoa Kỳ – Catholic University of American, Washington D.C., Royal Conservatoire of Scotland – Nhạc viện hoàng gia Scotland…

2/ Triển vọng ngành nghề

Hiện nay nhu cầu học âm nhạc nói chung cũng như là piano nói riêng đang phát triển rất cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Tp.HCM của chúng ta hiện nay. Nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ, được đào tạo bài bản tại các trường lớp chính quy trong cả nước trở nên cấp bách.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thích nghi và hội nhập cao trong các hoạt động nghề nghiệp như biểu diễn (độc tấu và hòa tấu), đệm hát, tham gia giảng dạy tại các trường học, nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa,…. trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo. Bên cạnh đó, sinh viên có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn trong cả 2 lĩnh vực biểu diễn và sư phạm. Các bạn có thể trở thành những nghệ sĩ biểu diễn, trở thành giáo viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo công lập hoặc tư nhân trên khắp cả nước, hoặc các hoạt động chuyên môn cần kĩ năng âm nhạc như: Luật sư sở hữu trí tuệ, nhạc sĩ hòa âm phối khí, sáng tác, nhà sản xuất âm nhạc, biên tập viên đài truyền hình, nhà sáng tạo nội dung nghệ thuật, tham gia các công việc truyền thông, nhà trị liệu âm nhạc…

 

 

Call Now