1. Giới thiệu về ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình
Ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình hay còn được gọi một cách ngắn gọn là diễn viên. Diễn viên chính là người hóa thân thành các nhân vật trong các chương trình truyền hình nghệ thuật, các vở kịch sân khấu, các bộ phim của nhà hát, xưởng phim, đài phát thanh – truyền hình và các phương tiện truyền thông khác. Họ sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng nói, dáng điệu, nét mặt… để biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản đã được viết sẵn thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình…
2. Những tố chất nào bạn cần có khi theo học ngành Diễn viên kịch điện ảnh – truyền hình?
Tố chất để học nghệ thuật nói chung và ngành Diễn viên Kịch, điện ảnh – truyền hình nói riêng chính là lòng đam mê. Khi bạn có niềm say mê với ngành, việc học tập của bạn sẽ trở nên chất lượng, hiệu quả hơn. Ngoài ra, để học tập và theo đuổi ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình, bạn cần có thêm những tố chất sau:
– Giàu cảm xúc, khả năng đồng cảm;
– Có khả năng trình diễn, biểu diễn;
– Khéo léo với các động tác vận động cơ thể;
– Thoải mái và tự tin khi ở chỗ đông người;
– Thích thể hiện mình thông qua nghệ thuật; Thích học môn âm nhạc;
– Kiên trì, chăm chỉ và sáng tạo;
– Khả năng tưởng tượng phong phú và thể hiện trạng thái cảm xúc tốt;
– Ứng biến xử lý tình huống linh hoạt, có ước mơ thể hiện bản thân mình, có một trí nhớ tốt;
– Khả chịu đựng được áp lực của công việc, vất vả nắng mưa.
3. Triển vọng nghề nghiệp đối với sinh viên theo học ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình
Sau khi tốt nghiệp ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình, sinh viên có thể đảm nhận công việc của diễn viên tại các hãng phim, các công ty truyền thông, quảng cáo, các đài truyền hình, nhà hát, đoàn nghệ thuật của trung ương và địa phương; tham gia lồng tiếng cho các tác phẩm điện ảnh, truyền hình. Cụ thể:
• Đảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim, sản xuất các chương trình truyền hình.
• Có khả năng tham gia, chịu trách nhiệm tổ chức chương trình văn hóa văn nghệ tại các cơ quan, công ty, nhà văn hóa…
• Làm trợ lý đạo diễn, tuyển chọn diễn viên cho các bộ phim.
• Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước, giáo viên các trung tâm văn hoá, nghệ thuật.
Bên cạnh đó, người học còn có rất nhiều cơ hội làm các ngành nghề gần như người dẫn chương trình hay là những hạt nhân cốt cán trong các phong trào tại các Nhà văn hóa, Sở Văn hóa, các sân khấu, nhà hát của tất cả các tỉnh thành, các công ty, các tập đoàn.
Sinh viên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình thường xuyên tổ chức các cuộc thi, báo cáo môn học để trau dồi thêm kỹ năng diễn xuất và khả năng trình diễn sân khấu
4. Điều thú vị khi bạn theo học ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình là gì?
Là một trong số ít những trường Đại học uy tín đào tạo ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình, NTTU luôn được phụ huynh, học sinh tin tưởng lựa chọn bởi: – Với định hướng đào tạo ứng dụng, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thực hiện đào tạo chuyên nghiệp, hệ 3.5 năm đại học
– Chương trình giảng dạy “Thực học – Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp” đảm bảo cơ hội làm việc tại các nhà hát, các hãng phim, đài truyền hình, công ty quảng cáo trong và ngoài nước.
– Nhà trường đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp, sinh viên sẽ được học trong môi trường có sân khấu, có trường quay, máy quay. Đây là thuận lợi rất lớn cho các bạn học và thực hành ngay trên giảng đường
– Đội ngũ giáo viên của khoa được chọn lọc kỹ càng, chuyên nghiệp. Các thầy cô đều là những người làm nghề và có tác phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước sẽ hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, thực hành nghệ thuật
– Sinh viên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình có thể nhận được sự hỗ trợ từ các sinh bạn sinh viên theo học ngành Đạo diễn điện ảnh – truyền hình, quay phim để trình diễn tác phẩm trong quá trình học tập, thực hành. Giúp các bạn gắn kết để sau khi tốt nghiệp có thể trở thành những đồng nghiệp. Trên giảng đường là đồng môn, tốt nghiệp là đồng nghiệp để thực hiện các dự án phim cùng nhau.
Sinh viên có sự đầu tư tỉ mỉ từng chi tiết, tác phẩm của mình qua mỗi kỳ thi kết thúc môn. Điều này thể hiện sự nghiêm túc trong học tập của sinh viên và chú trọng đào tạo của Nhà trường. Nhằm mang lại một nguồn lực Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình chất lượng cao cho xã hội.
5. Mức lương cạnh tranh hấp dẫn
Ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình là ngành có mức lương tương đối cạnh tranh, hấp dẫn và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của bạn cũng như vị trí công việc và đơn vị công tác:
– Đối với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm tại vị trí nhân viên xây dựng các chương trình sản xuất tại các công ty truyền thông đã giao động từ 10-15 triệu đồng/tháng.
– Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm, đảm nhận vị trí quản lý thì mức thu nhập hàng tháng có thể lên đến 30 triệu đồng
– Đối với những vị trí cấp cao, mức thu nhập hàng tháng trên 50 triệu đồng. Mức lương của bạn sẽ tang lên nếu bạn có nhiều kinh nghiệm và năng lực diễn xuất tốt. Nếu bạn gây dựng được danh tiếng cho mình, bạn sẽ có thu nhập đáng mơ ước